Menu

Wifi là gì? Wifi là viết tắt của từ nào? Có gây hại cho sức khỏe hay không?

Dù đã và sử dụng rất nhiều nhưng nhiều người vẫn chưa biết “Wifi là gì? Wifi là viết tắt của từ nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Có gây hại cho sức khỏe hay không?…” Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được đề cập lại để mọi người hiểu đúng, chính xác hơn về wifi.

1. Wifi là gì? Wifi là viết tắt của từ gì?

Wifi là viết tắt của từ gì? WiFi là viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity. Nghĩa là sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu thông qua kết nối không dây.

Wifi là gì? Wifi là một hình thức kết nối mạng cục bộ, giúp các thiết bị (PC, Laptop, Smartphone, Tablet, Smart TV…) có thể truy cập được internet mà không cần dây cáp.

Wifi hiện được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Việc kết nối internet thông qua wifi thuận tiện hơn nhiều so với sử dụng mạng có dây (Ethernet).

Wifi là gì? Hiểu 1 cách đơn giản wifi cho phép người dùng truy cập internet bằng các thiết bị kết nối mà không cần dây

Wifi là gì? Hiểu 1 cách đơn giản wifi cho phép người dùng truy cập internet bằng các thiết bị kết nối mà không cần dây

2. Nguyên lý hoạt động của Wifi

Để có wifi thì nhất định phải có bộ phát wifi (Router wifi hoặc Modem wifi). Bộ phát wifi này có nhiệm vụ lấy thông tin từ mạng internet qua kết nối hữu tuyến, chuyển thành tín hiệu vô tuyến rồi gửi đi.

Adapter (là bộ chuyển tín hiệu không dây đã được cài đặt sẵn trên thiết bị thông minh) sẽ thu nhận tín hiệu này, giải mã và gửi lại cho người dùng, cho phép người dùng truy cập mạng internet.

Mạng WiFi hiện nay hoạt động ở 2 dải tần số 2.4GHz và 5GHz, không gây nhiễu, ảnh hưởng đến các mạng không dây lân cận đang cùng hoạt động trên cùng tần số (hoặc băng thông) đó.

Trong đó, tần số 2.4GHz cho phép tín hiệu phát nhanh và xa hơn, nhưng dễ bị trùng tần số với nhiều thiết bị vô tuyến khác. Tần số 5GHz truyền tín hiệu được ngắn, nhưng mạnh hơn, do có nhiều làn dữ liệu khác nhau, dữ liệu được truyền qua lại không bị tắc nghẽn và ít trùng tần số với các thiết bị khác.

Đa số các bộ phát wifi hiện nay đều được áp dụng chuẩn bảo mật WPA2, tính năng bảo mật tốt. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không bao giờ tồn tại các lỗ hổng bảo mật. Biện pháp tấn công mạng ngày càng tinh vi, đòi hỏi các nhà cung cấp internet phải nâng cao giải pháp bảo vệ người dùng.

Wifi là viết tắt của từ gì? Wifi viết tắt của từ Wireless Fidelity và hoạt động phổ biến ở 2 dải tần số 2.4GHz và 5GHz

Wifi là viết tắt của từ gì? Wifi viết tắt của từ Wireless Fidelity và hoạt động phổ biến ở 2 dải tần số 2.4GHz và 5GHz

3. Các chuẩn kết nối Wifi phổ biến nhất

Bạn đang sử dụng chuẩn kết nối Wifi nào? Không khó để xác định bởi chúng ta có thể kiểm tra ngay trên modem wifi. Trên thế giới và tại Việt Nam hiện đang sử dụng phổ biến 8 chuẩn wifi sau:

Chuẩn 802.11

Năm 1997, IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) giới thiệu về chuẩn mạng không dây đầu tiên, lấy tên là 802.11 . Chuẩn này có tốc độ tối đa 2 Mbps và hoạt động ở dải băng tần 2.4 GHz.

Chuẩn 802.11b

Chuẩn 802.11b ra đời vào tháng 7/1999, có tốc độ xử lý 11Mbps, nhanh hơn chuẩn 802.11. Chuẩn này hoạt động trên dải tần số 2.4 GHz, đôi khi cũng bị nhiễu từ bởi các thiết bị điện tử khác.

Chuẩn 802.11a

Chuẩn 802.11a hoạt động trên dải tần số 5 GHz, tốc độ xử lý đạt 54 Mbps. Hạn chế của chuẩn này là tín hiệu khó xuyên qua tường và giá bán khá cao.

Chuẩn 802.11g

Mặc dù cùng hoạt động ở dải tần số 2.4 GHz, nhưng chuẩn 802.11g lại sở hữu tốc độ xử lý 54Mbps nên có phần mạnh hơn chuẩn 802.11b.

Chuẩn 802.11n

Chuẩn 802.11n có thể hoạt động trên cả 2 dải băng tần: 2.4 GHz và 5 GHz, hỗ trợ tốc độ tối đa lên đến 300 Mbps. Nhờ vào khả năng hoạt động linh hoạt và giá cả hợp lý mà chuẩn này được sử dụng rất phổ biến trên thị trường hiện nay.

Chuẩn 802.11ac

Chuẩn 802.11ac hoạt động trên dải tần số 5 GHz , tốc độ xử lý lên đến 1.730 Mbps. Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là chuẩn có tốc độ cao nhất. Tuy nhiên, đi kèm với nó là một khoản chi phí khá cao nếu như bạn muốn sử dụng. Đây cũng là hạn chế khiến chúng chưa được sử dụng rộng rãi.

Tham khảo ngay: lắp wifi bao nhiêu tiền 1 tháng

Có rất nhiều chuẩn wifi đang được sử dụng trên thế giới

Có rất nhiều chuẩn wifi đang được sử dụng trên thế giới

Chuẩn 802.11ad

Chuẩn 802.11ad sở hữu tốc độ 70 Gbps, hoạt động ở dải băng tần 60 GHz. Nhược điểm của chuẩn này là tín hiệu khó xuyên qua tường hay vật cản, thiết bị ở xa cũng khó bắt được sóng wifi.

Chuẩn 802.11ax

Chuẩn này mới được áp dụng trong vài năm trở lại đây với nhiều ưu điểm nổi trội, như: Tạo ra nhiều sóng hơn so với chuẩn ac nhờ áp dụng GI và symbol OFDM dài hơn; tạo ra đường truyền rộng lên đến 160MHz, dung lượng cao hơn, hiệu suất năng lượng được cải thiện tốt hơn…

Việt Nam chúng ta hiện nay đang sử dụng chuẩn WiFi nào? Hiện tại tất cả các chuẩn trên đều đã được sử dụng trong nước. Tuy nhiên phổ biến, rộng khắp nhất là chuẩn là 802.11n (Do có thể hoạt động được ở cả 2 dải tần số 2.4 GHz và 5 GHz, giá thành phải chăng). Còn lại, tùy vào từng lĩnh vực mà người dùng có lựa chọn loại chuẩn phù hợp với nhu cầu.

4. Chuẩn WiFi mới nhất là thế hệ thứ mấy?

Chuẩn Wifi mới nhất thế hệ thứ 6, (tên gọi 802.11ax). Bởi “sinh sau đẻ muộn” nên chuẩn này được kế thừa những ưu điểm từ các chuẩn trước, đồng thời có nhiều cải tiến mạnh mẽ nhằm tạo ra nhiều tính năng ưu việt hơn, tối ưu hơn trong sử dụng.

Trong thời kỳ cách mạng 4.0, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, những đòi hỏi về công nghệ tiên tiến hơn là tất nhiên, 802.11ax ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Ưu điểm vượt trội của chuẩn này là:

  • Tốc độ kết nối cực nhanh
  • Giảm độ trễ
  • Cho phép nhiều thiết bị kết nối hơn
  • Vùng phủ sóng rộng, ổn định
  • Giảm nhiễu
  • Tiết kiệm điện

 Tham khảo chi tiết: Wifi 6 là gì

802.11ax là chuẩn wifi mới nhất thế hệ thứ 6

802.11ax là chuẩn wifi mới nhất thế hệ thứ 6

5. Wifi có gây hại cho sức khỏe của con người không?

Nhiều người cho rằng sóng wifi có hại cho sức khỏe. Thực tế loại sóng này có cường độ rất thấp. Thấp hơn khoảng 100.000 lần so với sóng Radio hay sóng của lò vi sóng. Các mức năng lượng được tạo không đủ để làm gián đoạn DNA, không thể hình thành cơ chế gây ung thư.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) đã từng tiến hành phân loại tần số vô tuyến điện từ trường để đánh giá về nguy cơ gây ung thư cho con người. Kết quả, sóng wifi nằm trong danh mục an toàn.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng sóng wifi ngày càng nhiều, chưa kể bên cạnh sóng từ thiết bị này, còn có rất nhiều sóng từ các thiết bị khác. Các bức xạ điện từ có thể ảnh hưởng đến não bộ con người, gây mất ngủ, thiếu tập trung; ảnh hưởng đến tim mạch, khiến tim đập nhanh, lâu dần sinh cảm giác hồi hộp.

Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng các bức xạ này còn ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng ở nam giới và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Để đảm bảo an toàn, cũng như tạo sự an tâm, không nên đặt các thiết bị thu phát sóng, thiết bị sử dụng sóng điện từ ở phòng ngủ; không nên để điện thoại lâu trong túi ngực, túi quần; nên ngắt các thiết bị mạng trước khi ngủ…

Để đảm bảo an toàn, hãy ngắt kết nối wifi trước khi đi ngủ

Để đảm bảo an toàn, hãy ngắt kết nối wifi trước khi đi ngủ

Không chỉ ở thành thị, internet nói chung, wifi nói riêng còn hiện hữu ngày càng rộng ở các vùng nông thôn, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người, nhất là khi các hoạt động trực tuyến dần trở thành xu thế. Tuy vậy, hãy lưu tâm đến một vài lưu ý nhỏ trên để khai thác tối đa hiệu quả wifi mà vẫn đảm bảo sức khỏe cá nhân.

Qua bài viết này, bạn đã phần nào biết được khái niệm wifi là gì, wifi là viết tắt của từ nào, các chuẩn wifi phổ biến và wifi có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người không… Bài viết được FPT Telecom tổng hợp, nếu có bất kỳ góp ý nào vui lòng để lại comment nếu có góp ý cho tác giả, xin cảm ơn!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận