Hầu hết người sử dụng máy tính đều biết Ethernet là gì, cổng Ethernet là gì, song không phải ai cũng biết cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet như thế nào, có những loại cáp Ethernet nào phổ biến… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết.
1. Ethernet là gì?
Ethernet là một dạng công nghệ mạng, được sử dụng trong các mạng LAN cục bộ- nơi các thiết bị điện tử (PC, Laptop, Smartphone…) được kết nối trong một trong một không gian vật lý và thông qua một giao thức.
Nói một cách đơn giản: Ethernet chính là nơi giúp các thiết bị có thể kết nối được với mạng internet, từ đó có thể truyền dữ liệu qua lại với nhau. Ethernet chia luồng dữ liệu thành các gói (gọi là các khung). Khung này bao gồm thông tin địa chỉ đích, địa chỉ nguồn, các cơ chế được sử dụng để phát hiện ra lỗi trong dữ liệu được truyền và yêu cầu truyền lại.

Nhờ có độ bảo mật cao và tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh mà Ethernet được sử dụng rất phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, trường học…
2. Cổng Ethernet là gì? Trông như thế nào?
Cổng Ethernet là nơi để cắm dây cáp Ethernet, có nhiệm vụ kết nối phần cứng mạng có dây trong hệ thống mạng (LAN, WAN, MAN…).
Cổng Ethernet trông như thế nào? Cổng Ethernet được thiết kế dưới dạng một lỗ nhỏ, to hơn gấp vài lần so với lỗ cắm sạc điện thoại, thường được các hãng sản xuất thiết kế ngay bên hông (hoặc phía sau) thiết bị điện tử.
Hiện có rất nhiều thiết bị điện tử được trang bị cổng Ethernet, như: PC, Laptop, Tivi, máy chơi game, TV Box, Router…
Tham khảo ngay: Khái Niệm Mạng Máy Tính Là Gì? Lợi Ích Là Gì? Gồm Những Thành Phần Nào?
3. Cách thức truyền dữ liệu qua Ethernet
Ethernet hoạt động trên 2 giao thức: Layer 1 (lớp vật lý) và Layer 2 (lớp liên kết dữ liệu).
Ethernet hoạt động thông qua mô hình giao thức mạng OSI nhờ xác định hai đơn vị truyền là Packet và Framework (gói và khung). Trong đó, mỗi gói Framework nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin, nhằm đánh dấu vị trí và thiết lập kết nối.

4. Có những loại cáp Ethernet nào phổ biến
Cáp Ethernet không chỉ có một, tính đến thời điểm hiện tại thì chúng ta có 3 loại cáp Ethernet được sử dụng phổ biến nhất, gồm:
- Cáp CAT5E: Loại cáp này hỗ trợ truyền tín hiệu lên đến 1000Mbps, cho phép người dùng thoải mái sử dụng. Ưu điểm của CAT5E à ít lây nhiễm chéo, đảm bảo tốc độ mạng nhanh, ổn định.
- Cáp CAT6: CAT6 có tất cả các ưu điểm vượt trội của CAT5E, nhưng nó được đánh giá cao hơn nhờ tốc độ băng thông lên đến 250 MHz (gấp 2,5 lần so với CAT5E).
- Cáp CAT6A: Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là loại cáp hiện đại nhất, có nhiều ưu điểm nổi bật, là: Hạn chế tối đa nhiễu sóng (nhờ được trang bị vỏ bọc bên ngoài dày, bền hơn); băng thông đạt 500 MHz (gấp đôi so với “đàn anh” CAT6) và hỗ trợ truyền tín hiệu 1000Mbps ở khoảng cách 100m.
5. Lý do Ethernet được sử dụng nhiều?
Ethernet được sử dụng ở nhiều nơi, như: Văn phòng, công ty, bệnh viện, trường học… Những lý do dưới đây đủ để giải thích cho sự phổ biến rộng rãi đó.
Cho tốc độ nhanh, ổn định tín hiệu
Tốc độ Ethernet qua các thời kỳ liên tục được cải thiện. Đến giữa năm 1990, thông lượng của Ethernet đã tăng gấp 10 lần so với ban đầu (từ 10Mbps tăng lên thành 1000Mbps). Cho đến nay, phiên bản hiện đại của Ethernet có thể lên đến 400Gbps, tốc độ gấp nhiều lần so với thuở ban đầu, tính ổn định ngày càng được đảm bảo.

Ethernet có tính bảo mật và độ tin cậy cao
Mặc dù bị giới hạn về cổng kết nối, nhưng đây cũng là ưu điểm giúp người dùng có thể theo dõi, quản lý tất cả thiết bị kết nối vào mạng cục bộ, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo tốc độ mạng nhanh và ổn định nhất; hạn chế tối đa việc truy cập trái phép, nâng cao tính bảo mật.
Cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu với nhiều thiết bị
Trong suốt quá trình phát triển, Ethernet luôn giữ được tính năng tương thích ngược, đảm bảo kết nối, từ đó tạo thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin dữ liệu với nhiều thiết bị.
6. So sánh Ethernet với WiFi
Chọn Ethernet hay Wifi? Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có những đánh giá khách quan hơn về hai khái niệm này.
Ethernet | WiFi | |
ưu điểm | Tín hiệu ổn định: Do sử dụng dây để kết nối thiết bị với modem nên Ethernet cho tín hiệu ổn định hơn nhiều so với wifi.
Bảo mật tốt, độ tin cậy cao: Do kết nối bằng dây nên người dùng sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng người muốn kết nối vào mạng cục bộ, từ đó cho độ tin cậy và khả năng bảo mật tốt hơn. |
Tiết kiệm tối đa chi phí: Giúp người dùng tiết kiệm được một khoản tương đối do không phải mất tiền mua dây cáp hay các thiết bị hỗ trợ. Việc thi công lắp đặt cũng đơn giản, đảm bảo thẩm mỹ hơn.
Không cần cổng kết nối: Cho phép người dùng thoải mái kết nối với các thiết bị di động, thiết bị cũng không cần thiết phải trang bị cổng kết nối. Linh hoạt trong sử dụng: Di chuyển có dây vướng víu, khó khăn, nhưng không có dây thì khác, người dung có thể thoải mái di chuyển đến bất kỳ vị trí nào, miễn là trong vòng kết nối. |
Nhược điểm | Chi phí sử dụng cao: Gồm phí lắp đặt, phí mua dây cáp, mua vật liệu bảo vệ dây cáp… Nếu sử dụng trên quy mô lớn thì chi phí càng đội lên nhiều.
Ít cổng kết nối: Trong khi Wifi cho các thiết bị thoải mái truy cập vào mạng thì Ethernet lại hạn chế về số lượng cổng. Chưa kể Ethernet còn hạn chế về số lượng thiết bị truy cập, bởi không phải thiết bị nào cũng có cổng Ethernet. Không có tính di động: Ethernet thiên về tính ổn định, chỉ phù hợp với các thiết bị ít di chuyển, như: PC, tivi… |
Cường độ tín hiệu không đồng đều: Tín hiệu wifi mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Khoảng cách, thời tiết, vị trí để modem, sóng wifi dễ bị ngăn cản bởi các thiết bị, tường…
Bảo mật thấp: Wifi được sử dụng phổ biến ở các nơi công cộng, vì không có dây kết nối nên dễ dàng bị kẻ xấu lợi dụng để truy cập trái phép vào các thiết bị, thực hiện các hành vi trục lợi. Khó quản lý lượng thiết bị truy cập: Việc kiểm soát số lượng người truy cập sẽ trở nên khó khăn hơn khi có quá nhiều người biết mật khẩu hoặc wifi không mật khẩu. |
Trên đây là các thông tin liên quan đến thuật ngữ Ethernet là gì và các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết này của FPT Telecom sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, từ đó có những lựa chọn phù hợp với mục đích, nhu cầu.