Nhắc đến giải pháp an ninh hiệu quả thì không thể không nhắc đến “trợ thủ đắc lực” camera. Trong các loại camera phổ biến trên thị trường thì Camera IP được đông đảo khách hàng tin dùng nhất nhờ ưu điểm nổi bật là độ phân giải cao, hình ảnh sắc nét, tiện lợi trong sử dụng. Vậy Camera IP là gì? Ưu, nhược điểm ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Camera IP là gì?
Camera IP có tên gọi đầy đủ là Internet Protocol (giống như địa chỉ IP của mạng internet), là một hệ thống độc lập, kết nối trực tiếp với mạng Fast Ethernet hoặc Ethernet.
Camera IP sử dụng giao thức IP để nhận và gửi dữ liệu thông qua internet về các thiết bị thông minh, như: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng… mà không cần thông qua các thiết bị trung chuyển như đầu ghi hình.
Với Camera IP, bạn có thể theo dõi, điều khiển, sử dụng được từ xa thông qua các thiết bị thông minh có kết nối mạng internet.
Hiện tại, FPT Telecom cung cấp sản phẩm Camera IP chất lượng cao, lưu trữ hoàn toàn bằng hệ thống đám mây, miễn phí lắp đặt & bảo trì trọn đời. Click tham khảo ngay FPT Camera
2. Đặc điểm chung của camera IP
Camera IP hoạt động được cả trong môi trường mạng có dây (LAN) và mạng không dây (wifi), người dùng có thể quan sát hình ảnh ở bất kỳ nơi đây, bất kể ban ngày hay ban đêm, chỉ cần có kết nối internet hoặc sử dụng mạng LAN là có thể truy cập vào được.
Tất cả hệ thống Camera IP đều tích hợp CPU, người dùng có thể theo dõi, điều khiển từ xa trên các thiết bị thông minh, như: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng…
Camera IP hiện đang sử dụng 2 loại cảm biến, gồm: CMOS hoặc CCD. Chất lượng hình ảnh của Camera IP được đo bằng thông số TVL.
Về thiết kế, Camera IP có nhiều kiểu dáng, như: Đầu đạn, Pan/Tilt/Zoom, mái vòm, hộp, ngụy trang, hồng ngoại, không dây… người dùng thoải mái lựa chọn theo nhu cầu và sở thích.
Camera IP ứng dụng công nghệ cao, bảo mật tốt, quản lý dựa trên địa chỉ Ip duy nhất, quan trọng là giá thành lại hợp lý, đáp ứng hầu hết nhu cầu sử dụng camera hiện đại của các gia đình, doanh nghiệp.
3. Các loại camera IP phổ biến
Không chỉ đa dạng về kiểu dáng thiết kế, camera IP còn phân loại cụ thể với 3 dòng phổ biến dưới đây:
3.1. Camera IP không dây
Camera IP không dây hay còn gọi là camera wifi. Loại này có ưu điểm là lắp đặt vô cùng đơn giản, nhanh gọn. Tất cả những gì bạn cần làm là tìm một vị trí muốn theo dõi, đặt camera wifi vào, cho thiết bị kết nối với wifi là xong.
Ngoài ra, Camera không dây còn được đánh giá cao nhờ thiết kế nhỏ gọn, thẩm mỹ, thích hợp với mọi không gian hiện đại, không chiếm diện tích không gian, bạn có thể dễ dàng di chuyển nếu muốn quan sát vị trí khác.
3.2. Camera IP có dây
Nếu camera không dây sử dụng mạng wifi thì camera có dây lại sử dụng dây mạng hoặc dây cáp quang (với dây mạng cần có thêm bộ chuyển đổi tín hiệu mạng).
Với dòng camera này, bạn có thể kết nối chúng với nhau thông qua các bộ chia mạng, như: Hub, Switch… để từ đó kết nối với mạng chính và kết nối với camera IP có đầu ghi.
Trường hợp bạn chỉ cần xem, không cần lưu lại hình ảnh thì chỉ cần xác định địa chỉ IP của từng camera, sau đó truy cập trực tiếp vào là được, không cần đến đầu ghi.
Việc lắp đặt camera IP có dây rắc rối hơn một chút so với camera không dây, nhưng việc lắp đặt cố định cũng có nhiều ưu điểm như: Chắc chắn, thích hợp theo dõi ngoài trời. Khi mua camera có dây, nhân viên kỹ thuật các đơn vị sẽ hỗ trợ khách hàng phần việc này.
3.3. Camera IP có mic
Khác với 2 loại camera trên, dòng camera này có thêm phần mic để thu âm giọng nói và cho phép người dùng đàm thoại 2 chiều.
Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh không những giúp chúng ta nhìn thấy, có thể giao tiếp với nhau mà đồng thời nó còn ghi lại mọi sự việc đã xảy ra trong phạm vi không gian mà camera theo dõi.
Tham khảo ngay: Camera Lưu Trữ Đám Mây (Cloud) Là Gì? Có Nên Sử Dụng Dịch Vụ Này Không?
4. Ưu và nhược điểm của camera IP
Camera IP đang dần trở thành xu hướng, nguyên nhân chỉ có một, đó là công nghệ. Công nghệ hiện đại giúp Camera IP khắc phục được hạn chế, tồn tại của “thế hệ trước” – Camera Analog. Cụ thể như sau:
4.1. Ưu điểm
- Phần cứng hiện đại: Ở camera IP, các phần cứng lỗi thời như: Màn hình CCTV, đầu thu Video, các thiết bị chuyển mạch… đã không còn tồn tại, chúng được thay thế bằng các phần mềm NVR hiện đại, nâng cao tính năng sử dụng và biến mọi thứ trở nên nhỏ gọn dễ dàng hơn.
- Độ phân giải cao: So với hệ thống camera Analog thì hình ảnh của Camera IP sắc nét, video sống động hơn nhiều, cho phép chúng ta zoom to mà vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này là do Camera IP sử dụng tín hiệu số để chuyển đổi video thành luồng số trước khi truyền, nhờ đó mà chất lượng video không bị suy giảm theo thời gian cũng như khoảng cách.
- Cho phép theo dõi từ xa: Công nghệ IP và internet cho phép người dùng có thể theo dõi, giảm sát nhất cử nhất động ở khu vực bạn lắp đặt camera. Có thể xem mọi lúc, mọi nơi; hình ảnh, âm thanh không bị suy giảm bởi khoảng cách địa lý.
- Lắp đặt đơn giản, theo dõi dễ dàng: Cho dù bạn sử dụng loại camera IP nào (có dây, không dây, có mic) thì việc lắp đặt cũng không phải là vấn đề đáng băn khoăn, bởi tất cả đã có kỹ thuật hỗ trợ. Việc theo dõi thì rất đơn giản, chỉ cần có thiết bị thông minh kết nối internet là bạn có thể theo dõi, giám sát, quản lý video hình ảnh ở mọi thời điểm.
4.2. Nhược điểm
Có ưu thì tất có nhược điểm, tin chắc rằng ở thời điểm tương lai, khi mà công nghệ phát triển hơn thì những nhược điểm sau của Camera IP sẽ được khắc phục:
- Chi phí cao: So với hệ thống camera cũ thì camera IP có kinh phí lắp đặt cao hơn, đây là vấn đề khiến rất nhiều người cân nhắc. Tuy nhiên, so sánh giữa chi phí ban đầu bỏ ra và hiệu quả sử dụng lâu dài thì bạn sẽ có nhận định khác.
- Yêu cầu cao về hạ tầng mạng: Camera IP có độ phân giải cao, cho hình ảnh video sắc nét, có thể phóng to mà không bị vỡ. Đi kèm với ưu điểm này là yêu cầu về một hạ tầng mạng ổn định, sử dụng internet tốc độ cao, hay nói cách khác là tiêu tốn nhiều băng thông.
5. Có nên sử dụng camera IP không?
Không chỉ ở thành thị, mà tại thị trường nông thôn Camera IP cũng dần trở nên phổ biến. Có thể thấy nhu cầu sử dụng của người dân ngày một cao. Việc sử dụng camera giám sát không chỉ đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, tránh xâm nhập của kẻ xấu, mà còn là phương thức để theo dõi hoạt động của các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi, giúp người dùng cảm thấy yên tâm hơn.
Nếu bạn còn băn khoăn giữa Camera IP và hệ thống Camera truyền thống thì nên ưu tiên chọn Camera IP. Có thể giá thành sẽ nhỉnh hơn một chút, nhưng đi kèm với nó là chất lượng lâu dài, hình ảnh video sắc nét, độ phân giải cao (720p, 1080p) có thể điều khiển từ xa và theo dõi mọi lúc, mọi nơi mà không bị ngăn cách bởi yếu tố địa lý.
Việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất cũng giúp Camera IP nâng tầm bảo mật, bảo vệ người dùng khỏi việc bị tấn công mạng, rò rỉ thông tin hình ảnh gia đình, công ty, báo động nhanh nhạy, đảm bảo an toàn cho người dùng.
6. Lời kết
Quá khứ, chúng ta biết đến hệ thống camera an ninh Analog. Tuy nhiên, sự ra đời của Camera IP cho thấy công nghệ Camera Analog đang dần trở nên lỗi thời, nói cách khác Camera IP đang dần trở thành xu hướng.
Trong tương lai, chắc chắn Camera IP cũng sẽ lỗi thời, nhưng chúng ta sẽ bàn đến vấn đề này ở một thời điểm thích hợp khác, khi mà đã có cái mới tuyệt vời hơn thay thế.