☣️☣️☣️ Khuyến mãi lắp mạng FPT tặng đến 02 tháng cước

Virus máy tính là gì? Có khả năng gì? Xuất hiện khi nào? Cách phòng chống?

5/5 - (2 bình chọn)

Theo các chuyên gia an ninh mạng, năm 2021 Việt Nam có 70,7 triệu lượt máy tính bị nhiễm virus, thuộc top những quốc gia có tỷ lệ nhiễm mã độc và hứng chịu các cuộc tấn công mạng cao trên thế giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Virus máy tính là gì? Có khả năng gì? Cách phòng chống an toàn nhất hiện nay.

1. Virus máy tính là gì? Xuất hiện khi nào?

Khái niệm virus máy tính là gì?

Virus máy tính hay virus tin học (gọi tắt là virus) là những đoạn mã chương trình được tạo ra để xâm nhập vào máy tính với mục đích thường là không tốt.

Virus có khả năng tự sao chép chính nó, lây nhiễm từ file này sang file khác, cuối cùng là hoàn thành mục đích đánh cắp thông tin, phá hủy dữ liệu, hệ thống… gây thiệt hại cho cá nhân/ doanh nghiệp.

Virus máy tính là gì? Đây là 1 đoạn code được tạo ra để thâm nhập vào máy tính của người khác (thường với mục đích xấu)
Virus máy tính là gì? Đây là 1 đoạn code được tạo ra để thâm nhập vào máy tính của người khác (thường với mục đích xấu)

Virus máy tính xuất hiện khi nào?

Không phải bây giờ mới có Virus máy tính, thực tế nó đã xuất hiện cách đây gần 40 năm. Năm 1983, trong một công trình nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu virus Fred Dohen đã phát minh ra thuật ngữ “virus máy tính”.

Năm 1986 virus máy tính đầu tiên xuất hiện với tên gọi Brain, nó được ra đời bởi 2 anh em lập trình viên người Pakistan – Basit và Amjad Farooq Alvi. Năm 1988, phần mềm diệt virus (antivirus) đầu tiên ra đời với nhiệm vụ tìm và diệt virus Brain.

Sau virus Brain, rất nhiều loại virus máy tính khác lần lượt ra đời với khả năng xâm nhập và đánh cắp thông tin tinh vi hơn. Rất khó để chúng ta khẳng định rằng sẽ hoàn toàn tiêu diệt được tất cả các loại virus, bởi nó phát triển song hành với sự ra đời và phát triển của máy tính, công nghệ thông tin. Mức độ “tiến hóa” của các loại virus ngày một nhanh, và độ nguy hiểm ngày càng cao.

Virus máy tính xuất hiện năm nào? Brain là virus đầu tiên xuất hiện năm 1986 (ảnh là 2 anh em nhà Alvi phát minh ra Brain)
Virus máy tính xuất hiện năm nào? Brain là virus đầu tiên xuất hiện năm 1986 (ảnh là 2 anh em nhà Alvi phát minh ra Brain)

Thiệt hại mà virus gây ra không hề nhỏ, nhất là khi nhóm hacker đang dần chuyển từ mục đích tấn công tài chính sang chính trị. Theo kết quả từ Chương trình đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn Bkav thực hiện vào cuối năm 2021, người dùng Việt Nam đã thiệt hại khoảng 24.400 tỷ đồng do virus máy tính gây ra.

Thói quen mua sắm, trao đổi, làm việc… trực tuyến cũng tạo môi trường cho virus phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là lý do mà các cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp luôn đề cao tính bảo mật và sẵn sàng chi trả nhiều tiền cho các dịch vụ bảo mật thông tin.

2. Virus máy tính có khả năng gì?

Nhắc đến virus máy tính chúng ta thường nghĩ đến sự xâm nhập và đánh cắp thông tin. Thực tế loại virus này là do con người tạo ra, chúng có 2 loại khả năng:

  • Xen vào hoạt động hiện hành của máy tính một cách hợp lệ để tự nhân bản và thực hiện những công việc theo chủ ý của người lập trình. Kết thúc công việc, virus trả lại quyền điều khiển cho người đang thực thi mà không làm treo máy, trừ khi nó cố ý khiến máy tính bị treo.
  • Khả năng tự nhân bản chính nó, tức là nó có thể tự sao chép, nhân bản từ một thành hai, từ hai thành bốn… cứ thế nhân lên thành nhiều virus, chúng tỏa đi khắp nơi, lây nhiễm vào những tập file hay các vùng xác định (FAT sector, boot) ở các thiết bị lưu trữ, như: đĩa mềm, đĩa cứng, thiết bị nhớ flash… thậm chí cả EPROM chính của máy.
Virus máy tính được tạo ra để thực hiện các mục đích mà hacker mong muốn, có thể không chỉ đơn thuần là quấy nhiễu, đánh cắp thông tin
Virus máy tính được tạo ra để thực hiện các mục đích mà hacker mong muốn, có thể không chỉ đơn thuần là quấy nhiễu, đánh cắp thông tin

3. Virus có thể lây nhiễm vào loại file nào?

Virus máy tính có thể xâm nhập vào máy tính qua nhiều đường, như: Email, mạng nội bô (mạng LAN), các file tải về từ internet, từ các ổ đĩa USB, các lỗ hổng trên phần mềm/ hệ điều hành… đây đều là những con đường lây lan, tạo điều kiện cho virus xâm nhập và phá hoại theo mục đích mà người tạo ra/ sử dụng chúng hướng tới.

Bởi có nhiều con đường lây lan nên virus cũng có thể lây nhiễm vào rất nhiều loại file, điển hình như:

  • File văn bản: doc, asc, docx, wpd, msg, rtf, txt, wps
  • File video: mp4, mpg, avi, mov, wmv
  • File hình ảnh: bmp, gif, png, jpg, tif, eps, pict, psd
  • File âm thanh: mp3, aac, mid, au, ra, wma, snd, wav
  • File nén: rar, arc, gz, arj, hqx, tar, sit, z, zip
  • File chương trình: com, bat, exe…
Virus có thể lây nhiễm vào loại file nào?
Virus có thể lây nhiễm vào rất nhiều file khác nhau

4. Các loại virus máy tính thường gặp & nguy hiểm

Virus cũng giống như mầm bệnh, chúng thường trực trong đời sống và sẵn sàng tấn công khi hàng rào bảo vệ kém. Dưới đây là các loại virus máy tính hay gặp nhất:

  • Virus máy tính Hijacker (Tấn công trình duyệt): Chúng ẩn trong các file dữ liệu cho phép người dùng tải xuống miễn phí ở các trang web.
  • Virus Macro (Lây qua file): Loại virus này thường ẩn trong các tập tin, các file mà chương trình macro hỗ trợ.
  • Virus đa phần Multipartite: Loại này có thể lây lan theo nhiều cách khác nhau và hoạt động phụ thuộc vào kiểu hệ điều hành mà người dùng sử dụng. Hoạt động của Multipartite virus rất khó đoán, bởi vậy mà việc xử lý chúng cũng không dễ dàng.
  • Virus đa hình (Polymorphic Virus): Rất khó để loại bỏ loại virus này, bởi chúng có khả năng tự mã hóa và tự thay đổi mã. Virus này hiện còn có dạng cấp tiến hơn là virus siêu đa hình, chúng có thể tự biến đổi, lai tạp để qua mặt các phần mềm diệt virus.
Có rất nhiều loại virus máy tính, chúng xâm nhập vào máy tính qua nhiều đường
Có rất nhiều loại virus máy tính, chúng xâm nhập vào máy tính qua nhiều đường
  • Virus bộ nhớ: Đây được xem là một trong những dạng virus nguy hiểm bởi chúng có tính phá hoại lớn, như “ăn” dần không gian trên máy tính, phá hủy hoặc xóa các tệp tin trong đó… sẽ rất khó để bạn khắc phục lại, dù có khắc phục được đi chăng nữa thì dữ liệu cũng đã bị ảnh hưởng tương đối.
  • Virus Scripting (Virus web): Máy tính của bạn có thể nhiễm loại virus này khi truy cập vào link hoặc website có chứa mã độc hại. Một trang web có thể chứa virus do bên thứ 3 thêm vào, do đó, hãy cẩn thận khi truy cập các trang web, nhất là các web nguy cơ cao.
  • Virus FAT: Loại này chuyên phá hủy hệ thống phân bổ file, nơi chứa file, nơi các file tồn tại…. thậm chí chúng còn phá hủy luôn toàn bộ thư mục chứa các file.
Virus tàn phá các hệ thống máy tính, gây thiệt hại cho người sử dụng
Virus tàn phá các hệ thống máy tính, gây thiệt hại cho người sử dụng

Không phải tất cả những loại virus trên đều bị liệt vào danh sách nguy hiểm. Thực tế có những loại ít gặp nhưng mức độ nguy hiểm lại không thể xem thường. Sự nguy hiểm của virus phụ thuộc vào 2 yếu tố: Khả năng lan rộng và thiệt hại do chúng gây ra.

Loại virus có khả năng xóa thông tin và lây lan nhanh trên mạng nguy hiểm hơn nhiều so với loại có thể xóa dữ liệu nhưng không thể lây lan. Dưới đây là những cái tên mà mỗi khi nhắc đến người sử dụng máy tính đều ấn tượng sâu sắc, bởi ở thời điểm nó phát tán, mức độ thiệt hại vô cùng lớn:

  • Virus CIH (1998): Gây thiệt hại khoảng 20-80 triệu USD, loại này có nguồn gốc từ Đài Loan, sức tàn phá vô cùng lớn khi tấn công vào các file thực thi của ME và HĐH Windows 95,98; có thể ghi đè dữ liệu lên ổ cứng, ngăn máy tính khởi động; khả năng phát tán rất nhanh và rộng.
  • Virus Melissa (1999): Gây thiệt hại từ 300-600 triệu USD, lây nhiễm ở mức độ toàn cầu. Chúng phát tán nhanh đến nỗi các hãng phần mềm nổi tiếng như Intel, Microsoft… phải đóng toàn bộ hệ thống email để hạn chế thiệt hại.
  • Virus ILOVEYOU (2000): Ước tính thiệt hại từ 10-15 triệu USD. Chúng có khả năng ghi đè lên các tệp tin ở nhiều định dạng với ản copy của chính nó. Ngoài ra, nó còn có khả năng tìm kiếm tên và mật khẩu người dùng để gửi chúng tới email của hacker.
  • Virus Code Red (2001): Gây thiệt hại khoảng 2.6 triệu USD. Đích ngắm của loại virus này là các máy tính chạy phần mềm máy chủ Web Internet Information Server. Chúng có thể khai thác một lỗ hổng IIS để thực hiện mục đích phá hoại. Chưa đến 1 tuần chúng đã lây nhiễm vào khoảng 400 nghìn máy chủ trên toàn thế giới và tấn công 1 triệu máy tính.
Virus Code Red gây thiệt hại khoảng 2.6 triệu USD
Virus Code Red gây thiệt hại khoảng 2.6 triệu USD
  • Virus SQL Slammer (2003): Loại này không gây thiệt hại lớn về kinh tế, nhưng lại hạ gục 500 nghìn máy chủ trên toàn thế giới và tác động rất xấu tới toàn bộ giao vận Internet toàn thế giới.
  • Virus Wannacry: Loại virus này là 1 dạng phần mềm tống tiền, nó khóa dữ liệu trên máy tính người dùng khiến họ không thể truy cập, người dùng muốn lấy lại thì phải trả tiền chuộc.
  • CryptoLocker (2013): Mục đích của hacker tạo ra loại virus này cũng để tống tiền. ước tinh có khoảng 500 nghìn máy tính bị nhiễm và số tiền chuộc lên tới 3 triệu USD.
  • Virus Stuxnet: Nó được Mỹ và Israel tạo ra để phá hủy nhà máy hạt nhân của Iran và chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran. Ngoài ra nó còn được các hacker tận dụng để tấn công hệ thống điều khiển của nhiều công trình lớn, như: Nhà máy điện, hồ trữ nước, nhà máy hạt nhân… trên toàn thế giới.
Virus Stuxnet được tạo ra với mục đích phá hủy nhà máy hạt nhân của
Virus Stuxnet được tạo ra với mục đích phá hủy nhà máy hạt nhân của

5. Cách phòng tránh virus máy tính tốt nhất là gì?

Để năng virus tấn công hoặc lây lan, người dùng thường áp dụng một hoặc một số các biện pháp sau:

  • Cài đặt phần mềm diệt virus: Đây là giải pháp chống virus tấn công hiệu quả, được rất nhiều người dùng máy tính áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng còn tùy thuộc vào loai phần mềm mà bạn sử dụng; đồng thời người dùng phải thường xuyên cập nhật các dữ liệu của chương trình để tối ưu hiệu quả.
  • Đóng băng hệ thống: Đây là cách chống virus lây lan hiệu quả bởi khi đóng băng, máy tính sẽ giữ nguyên hiện trạng, virus khó phát tán rộng.
  • Sao lưu dữ liệu: Nếu dữ liệu quan trọng, hãy sao lưu để phòng trường hợp chúng bị phá hủy khi virus tấn công.
  • Định kỳ quét virus: Thói quen này giúp người dùng máy tính sớm phát hện và tiêu diệt nếu máy tính bị nhiễm virus.

Ngoài ra, bạn còn có thể chủ động bảo vệ máy tính của mình bằng công cụ tường lửa, kích hoạt tính năng System Restore, hạn chế truy cập các các đường link/ file/ trang website độ tin tưởng thấp… chủ động phòng luôn tốt hơn là tìm cách khắc phục khi máy tính đã nhiễm virus.

6. Các phần mềm diệt virus máy tính tốt nhất hiện nay

Phần mềm diệt virus là giải pháp quan trọng trong bảo vệ máy tính khỏi nguy cơ bị tấn công. Dưới đây là một số phần mềm các bạn có thể tham khảo.

  • Kaspersky Anti-Virus
  • Avast Free Antivirus
  • McAfee AntiVirus Plus
  • Bitdefender Antivirus Plus
  • F-Secure Anti-Virus
  • Malwarebytes Premium
  • Sophos Home Premium
  • ESET NOD32 Antivirus
  • Emsisoft Anti-Malware
  • Norton AntiVirus Plus
  • Trend Micro Antivirus+ Security
  • Webroot SecureAnywhere AntiVirus
  • Windows Defender (tích hợp sẵn trên Windows bản quyền)
  • BKAV (phần mềm diệt virus của Việt Nam)
Có nhiều phần mềm diệt virus đảm bảo an toàn cho máy tính
Có nhiều phần mềm diệt virus đảm bảo an toàn cho máy tính

Đa số những phần mềm diệt virus trên đều miễn phí. Bên cạnh bản miễn phí của các nhà cung cấp, còn có bản mất phí với nhiều tính năng ưu việt, giúp bảo vệ máy tính tốt hơn.

Nguy cơ bị nhiễm virus là thường trực bởi sử dụng máy tính và internet là bắt buộc trong thời đại công nghệ số như hiện nay. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy chủ động bảo vệ máy tính trước những nguy cơ và tăng cường hàng rào bảo mật bằng các phần mềm, đừng quên sao lưu dữ liệu cá nhân để tránh trường hợp xấu nhất là máy tính bị virus tấn công.

Qua bài viết, phần nào bạn đã hiểu được khái niệm virus máy tính là gì? Virus máy tính xuất hiện khi nào? Virus máy tính có khả năng gì? Các loại virus phổ biến và cách phòng chống virus máy tính hiệu quả… Nếu có bất kỳ câu hỏi hay góp ý cho FPT Telecom, vui lòng để lại comment bên dưới!

5/5 - (2 bình chọn)

Thanh Mai
Thanh Mai
Tôi là Thanh Mai, chuyên gia tư vấn & phát triển nội dung tại FPT Telecom (fpttelecom.com). Với kinh nghiệm 8 năm làm việc trong FPT Telecom, hy vọng những chia sẻ của mình sẽ mang lại những thông tin hũu ích nhất cho bạn. Facebook - Website - Twitter - Linkedin
Theo dõi
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Có thể bạn thích

Giá bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam là bao nhiêu tiền? Thuộc về đơn vị nào?

Giá bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam là một con số không tưởng. Nó cho thấy sức “chịu chơi” của các đơn vị ...
Xem chi tiết →

So sánh Messi và Ronaldo, ai xứng danh cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại?

Tổng số bàn thắng của Messi và Ronaldo là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá thành tích của mỗi siêu sao. ...
Xem chi tiết →

Những cầu thủ vô địch Cúp C1 nhiều nhất trong lịch sử thế giới bóng đá? Ai giành nhiều Cup nhất?

Không chỉ hội tụ những đội bóng danh giá, UEFA Champions League còn là nơi các cầu thủ tỏa sáng với những bàn phá lưới ...
Xem chi tiết →

Khuyến mãi Giảm giá sập sàn lên đến 50% gói K+ trên FPT Play đến hết 31/01/2023

Tháng 12/2022 – tháng hội tụ những trận cầu đỉnh cao thế giới và khu vực, để thỏa mãn đam mê thể thao cũng như ...
Xem chi tiết →
Cách xem mật khẩu wifi trên điện thoại

Cách xem pass Wifi trên iPhone, iPad khi Quên mật khẩu Wifi

Khi quên mật khẩu Wifi thì làm thế nào? Xem hướng dẫn cách xem Pass Wifi trên iPhone, iPad nhé. Truy cập internet trên các ...
Xem chi tiết →

Bộ chuyển mạch Switch là gì? Chức năng & công dụng của Switch?

Bộ chuyển mạch Switch là gì? Chức năng của Switch là gì? Hoạt động như thế nào?… đây đều là những thông tin cơ bản ...
Xem chi tiết →
Camera IP là gì? Có những loại nào phổ biến?

Camera IP là gì? Có những loại nào phổ biến? Có nên dùng camera IP?

Nhắc đến giải pháp an ninh hiệu quả thì không thể không nhắc đến “trợ thủ đắc lực” camera. Trong các loại camera phổ biến ...
Xem chi tiết →

Hướng dẫn cách nén & giải nén file [.RAR .ZIP] trên máy tính bằng WinRAR

Nén và giải nén file là một trong những thủ thuật đơn giản, giúp người dùng giảm dung lượng file. Bài viết này sẽ hướng ...
Xem chi tiết →
192.168.1.1 là gì?

192.168.1.1 là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục lỗi không thể đăng nhập?

192.168.1.1 là một địa chỉ IP quen thuộc mà chúng ta đã nghe đến rất nhiều lần trong quá trình sử dụng internet. Vậy chính ...
Xem chi tiết →
Link xem U23 Việt Nam vs U23 Saudi Arabia hôm nay (18h30 ngày 24/09/2023)

Link xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Saudi Arabia hôm nay (18h30 24/09/2023), vòng bảng U23 Châu Á 2023

Xem trực tiếp trận đấu vòng bảng U23 Châu Á 2023 giữa U23 Việt Nam và U23 Saudi Arabia ở đâu? Kênh nào? Cập nhật ...
Xem chi tiết →

Cách tạo link Bio & cách gắn link Bio trên TikTok bằng điện thoại đơn giản, chi tiết

Để giới thiệu hình ảnh, quảng cáo sản phẩm, tạo ấn tượng thương hiệu, nhiều TikToker hoặc doanh nghiệp đã áp dụng cách gắn link ...
Xem chi tiết →
Ethernet là gì

Ethernet là gì? Cổng Ethernet là gì? Các loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay

Hầu hết người sử dụng máy tính đều biết Ethernet là gì, cổng Ethernet là gì, song không phải ai cũng biết cách thức truyền ...
Xem chi tiết →
Link xem Galatasaray vs Bayern Munich hôm nay (23h45 ngày 24/10/2023)

Link xem trực tiếp Galatasaray vs Bayern Munich hôm nay (23h45 24/10/2023), lượt trận 3 vòng bảng Cúp C1 Châu ÂU

Link xem Man Utd vs Copenhagen hôm nay (02h00 ngày 25/10/2023)

Link xem trực tiếp Man Utd vs Copenhagen hôm nay (02h00 25/10/2023), lượt trận 3 vòng bảng Cúp C1 Châu ÂU

Link xem Man United vs Galatasaray hôm nay (02h00 ngày 04/10/2023)

Link xem trực tiếp Man United vs Galatasaray hôm nay (02h00 04/10/2023), lượt trận 2 vòng bảng Cúp C1 Châu ÂU

Link xem Arsenal vs Tottenham hôm nay (20h00 ngày 24/09/2023)

Link xem trực tiếp Arsenal vs Tottenham hôm nay (20h00 24/09/2023), vòng 6 Ngoại Hạng Anh

Link xem U23 Việt Nam vs U23 Saudi Arabia hôm nay (18h30 ngày 24/09/2023)

Link xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Saudi Arabia hôm nay (18h30 24/09/2023), vòng bảng U23 Châu Á 2023

Trang chủ
Chia sẻ
0 Bình luận
Tin mới
Chia sẻ
Bỏ qua
Tìm kiếm
Top tìm kiếm