☣️☣️☣️ Trận chung kết UEFA Champions League 2023 vào ngày nào? Ở đâu?

Tìm hiểu mô hình OSI là gì? So sánh mô hình OSI và TCP/IP

4/5 - (3 bình chọn)

Mặc dù chỉ mang tính chất tham chiếu, nhưng mô hình OSI vẫn đóng vai trò nhất định trong mạng internet. So sánh mô hình OSI và TCP/IP chúng ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, rất dễ nhận biết. Đâu là mô hình linh hoạt, được nhiều người tin cậy hơn? Bài viết dưới đây sẽ phân tích rõ.

1. Mô Hình OSI Là Gì?

Mô hình OSI là gì? Là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở
Mô hình OSI là gì? Là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở

Mô hình OSI (tên gọi đầy đủ là Open Systems Interconnection – tạm dịch: Mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở) là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở; được tạo nên bởi nguyên lý phân tầng; mỗi tầng giải quyết một phần hẹp của tiến trình truyền thông. Mô hình này có nhiệm vụ thiết lập kết nối truyền thông và thiết kế giao thức mạng giữa các máy tính.

2. Mô Hình OSI Có Mấy Tầng?

Mô hình OSI hay còn gọi là mô hình 7 tầng, bởi vì chúng chia giao tiếp mạng thành 7 tầng. Từ tầng 1 – 4 thực hiện nhiệm vụ di chuyển dữ liệu. Từ tầng 5 – 7 thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dữ liệu và các nhiệm vụ đặc thù khác. Cụ thể như sau:

Mô hình OSI có mấy tầng? có 7 tầng
Mô hình OSI có 7 tầng

7 Tầng ứng dụng (Application Layer)

Tầng này nằm ở trên cùng, gần với người dùng nhất; đồng thời cũng là tầng duy nhất giao tiếp trực tiếp với tiến trình ứng dụng và thực hành các dịch vụ thông thường của tiến trình đó. Thông qua chương trình ứng dụng, Application layer cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng.

Một số giao thức có trong tầng ứng dụng: Telnet, POP, FTP; HTTP, SMTP, X.400 Mail remote…

6 Tầng trình diễn (Presentation Layer)

Tầng trình diễn nằm ngay dưới tầng ứng dụng, hoạt động như tầng dữ liệu trên mạng nhằm cung cấp một giao diện tiêu chuẩn cho tầng ứng dụng. Tầng này có nhiệm vụ phiên dịch, nén, giải nén, giải mã, mã hóa, dữ liệu sang dạng MIME. Cụ thể:

  • Phiên dịch dữ liệu theo cú pháp để ứng dụng có thể hiểu
  • Mã hóa dữ liệu rồi mới gửi đi và giải mã dữ liệu nhận được
  • Nén các dữ liệu trước khi truyền xuống tầng phiên bên dưới.

5 Tầng phiên (Session Layer)

Tầng phiên thực hiện các nhiệm vụ:

  • Cung cấp các nhu cầu dịch vụ cho tầng trình diễn.
  • Cung cấp dịch vụ đánh dấu điểm hoàn thành (checkpointing).
  • Hỗ trợ hoạt động đơn công (single), bán song công (half-duplex) hoặc song công (duplex).
  • Thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng địa phương và trình ứng dụng ở xa.
  • Có trách nhiệm “ngắt mạch nhẹ nhàng” (graceful close) các phiên giao dịch, đồng thời kiểm tra và phục hồi phiên.
  • Chịu trách nhiệm đóng và mở luồng giao tiếp giữa hai, kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính, đảm bảo các phiên mở đủ lâu để dữ liệu đủ thời gian gửi đi và đóng đủ nhanh để tiết kiệm tối đa tài nguyên.

4 Tầng giao vận (Transport Layer)

Tầng giao vận nằm ngay dưới và đáp ứng các nhu cầu của tầng phiên. Tầng này thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Chịu trách nhiệm thiết lập kết nối giữa hai máy tính
  • Có thể theo dõi và truyền lại các gói tin bị thất bại
  • Nhận dữ liệu từ tầng phiên rồi gửi xuống tầng dưới sau khi đã xử lý; đồng thời nhận dữ liệu từ tầng dưới, sau khi xử lý sẽ chuyển lên tầng phiên.
  • Chịu trách nhiệm kiểm soát và sửa lỗi (error recovery), điều khiển lưu lượng dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được chuyển đi một cách trọn vẹn, chính xác, không gây quá tải cho bên nhận.

Mô hình OSI có 7 tầng

3 Tầng mạng (Network Layer)

Đây là tầng thứ 3 trong mô mô hình 7 tầng của OSI. Tầng này thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Đáp ứng các yêu cầu của tầng giao vận, đồng thời cũng đưa ra yêu cầu đối với tầng liên kết dữ liệu bên dưới.
  • Đánh địa chỉ cho các gói tin, dịch các địa chỉ logic và tên sang địa chỉ vật lý.
  • Cung cấp các thuật toán dò đường cho router, từ đó xác định đường truyền vật lý tốt nhất cho dữ liệu
  • Giúp truyền dữ liệu giữa các máy tính nếu ở hai mạng khác nhau.

2 Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer)

Tầng nàng là nơi các thiết bị chuyển mạch (switches) và các cầu nối (bridge) hoạt động. Về cơ bản, nó giống với tầng mạng, đóng vai trò như sau:

  • Gửi thông tin từ nơi này đến một số nơi khác
  • Hỗ trợ dữ liệu có thể được truyền đi giữa các thiết bị trong cùng một mạng
  • Phát hiện và có thể sửa chữa các lỗi trong tầng vật lý (nếu có).

1 Tầng vật lý (Physical Layer)

Tầng vật lý hay còn gọi là tầng vật thể hoặc tầng thiết bị. Đây là tầng đầu tiên trong mô hình OSI 7 tầng. Tầng này có trách nhiệm:

  • Ứng đối với các đòi hỏi về dịch vụ từ tầng liên kết dữ liệu.
  • Thiết lập hoặc ngắt mạch kết nối điện (electrical connection) với một phương tiện truyền thông (transmission medium).
  • Tham gia vào quy trình mà ở đó các dữ liệu được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng với nhiệm vụ điều khiển lưu lượng, giải quyết tranh chấp tài nguyên (contention)…
  • Điều chế tín hiệu (modulation), hoặc biến đổi giữa biểu diễn dữ liệu kỹ thuật số (digital data) của các máy tính và các tín hiệu tương đương được truyền qua kênh truyền thông (communication channel).
  • Tầng vật lý bao gồm các thiết bị phần cứng thực hiện chức năng truyền tải dữ liệu, như: Router (bộ định tuyến), cáp, chân cắm pin, các hiệu điện thế… Ở tầng này gói tin được truyền tải dưới dạng bit 0 và 1.

3. So Sánh Mô Hình OSI Và TCP/IP

So sánh mô hình OSI và TCP/IP
So sánh mô hình OSI và TCP/IP

Mô hình TCP IP và OSI có khá nhiều điểm tương đồng, cụ thể như sau:

  • Cùng sử dụng kỹ thuật chuyển Packet
  • Đều có lớp Network và lớp Transport
  • Đều có kiến trúc phân lớp, vì chúng đều được xây dựng dựa trên các lớp, nói cách khác là đều phân tầng như nhau.
  • Đều đơn giản hóa quá trình khắc phục sự cố bằng cách chia nhỏ chức năng phức tạp thành các phần giản đơn.
  • Bên cạnh những điểm giống nhau, Mô hình TCP IP và OSI còn có rất nhiều điểm riêng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Tìm hiểu mô hình OSI là gì? So sánh mô hình OSI và TCP/IP 1 Than khảo: TCP/IP là gì

Bên cạnh những điểm giống nhau, Mô hình TCP IP và OSI còn có rất nhiều điểm riêng. Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Nội dung Mô hình OSI Mô hình TCP/IP
Đơn vị phát triển ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) Bộ Quốc phòng (DoD)
Số tầng 7 tầng 4 tầng
Ý nghĩa Là mô hình lý thuyết, được sử dụng cho hệ thống máy tính. Là mô hình Server- Client (máy chủ – máy khách), được dùng để truyền dữ liệu qua internet.
Mức độ sử dụng Ít người dùng Được sử dụng phổ biến trên toàn cầu
Phương pháp tiếp cận Tiếp cận theo chiều dọc Tiếp cận theo chiều ngang
Thiết kế Phát triển mô hình trước rồi mới phát triển giao thức Các giao thức được thiết kế trước sau đó mới đến phát triển mô hình
Truyền thông Hỗ trợ cả kết nối không dây và định tuyến Hỗ trợ truyền thông không kết nối từ tầng mạng
Sự kết hợp giữa các tầng Mỗi tầng khác nhau sẽ thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, không có sự kết hợp giữa bất cứ tầng nào Trong tầng ứng dụng có tầng trình diễn và tầng phiên được kết hợp với nhau
Tính phụ thuộc Giao thức độc lập Phụ thuộc vào giao thức

Từ những so sánh trên có thể thấy mô hình TCP/IP đáng tin cậy và có phạm vi sử dụng rộng rãi hơn. Tuy nhiên không vì thế mà mô hình OSI bị lãng quên, bên cạnh những điểm giống thì cả hai cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt và thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác nhau. OSI cũng là một trong những công cụ quan trọng giúp chúng ta nắm bắt cách làm việc của các thiết bị mạng (PC, Router, Switch…).

Bài viết được chia sẻ bởi tác giả Thanh Mai – Chuyên gia tư vấn và phát triển nội dung tại FPT Express (Trang thông tin chính thức của FPT Telecom). Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay góp ý nào vui lòng để lại comment bên dưới!

4/5 - (3 bình chọn)

Thanh Mai
Thanh Mai
Tôi là Thanh Mai, chuyên gia tư vấn & phát triển nội dung tại FPT Telecom (fpttelecom.com). Với kinh nghiệm 8 năm làm việc trong FPT Telecom, hy vọng những chia sẻ của mình sẽ mang lại những thông tin hũu ích nhất cho bạn. Facebook - Website - Twitter - Linkedin
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Có thể bạn thích

Hướng dẫn cách tải TikTok Trung Quốc (Douyin) cho điện thoại Android và iPhone

Không chỉ là nơi sáng tạo ra Douyin, TikTok Trung Quốc còn là kho nội dung phong phú với hàng triệu video hấp dẫn. Nếu …

Xem chi tiết →

Đội hình Real Madrid vô địch C1 Châu Âu 3 năm liên tiếp giờ ra sao?

Đội hình Real vô địch C1 3 năm liên tiếp giờ chỉ còn sót lại 4 cái tên gánh đội. Không ít chân sút thực …

Xem chi tiết →

Truyền hình trực tiếp AFF Cup 2022 chiếu trên kênh nào? Link xem online AFF Cup 2022 hôm nay

AFF Cup 2022 sẽ được tổ chức ngay sau khi VCK World Cup 2022 Qatar khép lại, lịch thi đấu chính thức cũng đã được …

Xem chi tiết →

Link xem trực tiếp Argentina vs Pháp (22h00 18/12/2022), chung kết World Cup 2022

World Cup 2022 đang dần tới đích cuối bởi “cuộc chạm trán” của 2 đội Argentina vs Pháp vào lúc 22h00 ngày 18/12/2022. Qúy khán …

Xem chi tiết →
Hướng dẫn cách cài đặt mật khẩu máy tính đơn giản

Hướng dẫn cách cài đặt và thay đổi mật khẩu máy tính Win 11, Win 10, Win 7

Khi bạn không ngồi máy tính thì mật khẩu chính là chìa khóa bảo vệ an toàn dữ liệu cá nhân, tránh bị người khác …

Xem chi tiết →

Nguyên nhân & cách khắc phục mạng FPT chậm đơn giản

Có nhiều nguyên nhân khiến mạng FPT chậm, giật lag, Ping không ổn định, tín hiệu chập chờn, thậm chí là mất mạng. Một vài …

Xem chi tiết →

Khuyến mãi Giảm giá sập sàn lên đến 50% gói K+ trên FPT Play đến hết 31/01/2023

Tháng 12/2022 – tháng hội tụ những trận cầu đỉnh cao thế giới và khu vực, để thỏa mãn đam mê thể thao cũng như …

Xem chi tiết →

So sánh các gói cước internet FPT cho doanh nghiệp cập nhật mới nhất 2023

Không chỉ đáp ứng nhu cầu kết nối cơ bản, các gói dịch vụ internet dành cho doanh nghiệp của FPT Telecom ngày càng có …

Xem chi tiết →

Hướng dẫn cách xóa video đã đăng trên TikTok đơn giản cập nhật mới nhất 2023

Xoá video trên tiktok như nào? Cách xóa video trên TikTok vô cùng đơn giản, tương tự như cách bạn gỡ bài đăng trên Facebook …

Xem chi tiết →

Công nghệ VAR có được áp dụng tại AFF Cup 2022 không?

Công nghệ VAR có được áp dụng tại AFF Cup 2022 không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hâm mộ bóng đá Việt …

Xem chi tiết →
Camera IP là gì? Có những loại nào phổ biến?

Camera IP là gì? Có những loại nào phổ biến? Có nên dùng camera IP?

Nhắc đến giải pháp an ninh hiệu quả thì không thể không nhắc đến “trợ thủ đắc lực” camera. Trong các loại camera phổ biến …

Xem chi tiết →

Chung kết và bán kết C1 Châu Âu (UEFA Champions League) có đá lượt về không?

Vòng bảng UEFA Champions League 2022-2023 đã khép lại với nhiều dư âm, không có những màn lội ngược dòng ấn tượng, bởi cuộc chiến …

Xem chi tiết →
Barca vô địch C1 mấy lần? Điểm lại những lần vô địch ấn tượng nhất 20

Barca vô địch C1 mấy lần? Điểm lại những lần vô địch ấn tượng nhất

Trận chung kết Europa League 2023 sẽ diễn ra vào 2h00 ngày 01/06 tại SVĐ Puskás

Trận chung kết C2 Châu Âu giữa Sevilla vs Roma diễn ra khi nào? Ở đâu?

Tra cứu lịch cắt điện Hà Nội hôm nay - Thông báo lịch mất điện tất cả các quận huyện tại Hà Nôi 21

Tra cứu lịch cắt điện Hà Nội hôm nay – Thông báo lịch mất điện tất cả các quận huyện tại Hà Nôi

Schedule NBA - Lịch thi đấu NBA hôm nay, link xem online trực tiếp 22

Schedule NBA – Lịch thi đấu NBA hôm nay, link xem online trực tiếp

Thể thức thi đấu Cúp C1 Châu Á 2023 và những điều chỉnh mới cho năm 2024 23

Thể thức thi đấu Cúp C1 Châu Á 2023 và những điều chỉnh mới cho năm 2024

Trang chủ
Chia sẻ
0 Bình luận
Tin mới
Chia sẻ
Bỏ qua
Top tìm kiếm