Để đo hiệu suất của máy tính, cách tốt nhất là kiểm tra xem cấu hình. Trên thực tế chúng ta có rất nhiều cách kiểm tra cấu hình máy tính, kiểm tra thông số máy tính, dưới đây là 6 cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng.
1. Cách xem cấu hình máy tính bằng Computer Properties
Trong máy tính, Properties là phần cung cấp các thông tin cơ bản, cho người dùng biết được họ đang sử dụng hệ điều hành gì? Cấu hình RAM, CPU, tình trạng bản quyền… Để check cấu hình máy tính, các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Ra màn hình Desktop, click chuột trái vào biểu tượng This computer > Chọn Properties
Bước 2: Tại phần System bạn sẽ xem được tất cả các thông tin liên quan đến cấu hình máy tính, như: CPU, hệ điều hành Windows, dung lượng RAM…
3. Cách kiểm tra cấu hình máy tính, laptop bằng Task Manager
Task Manager là trình quản lý tác vụ có trong mọi phiên bản của Windows. Nó cho phép người dùng kiểm tra xem chương trình nào đang chạy, sử dụng bao nhiêu bộ nhớ, hiệu suất tổng thể của máy tính… Sử dụng Task Manager cũng là cách xem cấu hình máy tính được nhiều người áp dụng.
Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng Task Manager thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Để mở Task Manager, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc > Chọn Performance để xem các thông tin về hiệu suất hệ thống.
Bước 2: Tại đây, bạn muốn kiểm tra cái gì thì bấm vào ô tương ứng để biết được các thông số chi tiết. Chẳng hạn như:
- CPU: Kiểm tra tên chip CPU, tốc độ hiện tại (Utilization), tiến trình đang được xử lý (Processes), luồng (Threads), thời gian CPU đã hoạt động liên tục (Up time), tốc độ tối đa của CPU (Maximum speed)…
- Memory: Kiểm tra thông tin về RAM, số RAM mà máy tính đang dùng (In use), số RAM còn lại của hệ thống, dung lượng RAM được sử dụng làm bộ nhớ đệm (Cache), tốc độ Bus RAM (Speed), số khe cắm RAM trên máy tính (Slots used)…
- Disk (ổ cứng): Kiểm tra thông tin các ổ cứng trên máy tính, như: Bộ nhớ ảo đang bật (Page file), tốc độ đọc của ổ cứng (Read speed), tốc độ ghi của ổ cứng (Write speed)…
- Wi-Fi: Kiểm tra các thông số wifi, như: Chuẩn kết nối (Connection type), địa chỉ IP của máy tính, tên wifi…
Tham khảo ngay: TOP 199+ Tên Wifi Hay, Chất, Siêu Lầy & Những Mật Khẩu Wifi Bá Đạo, Khó Đoán
4. Cách kiểm tra thông số cấu hình máy tính bằng lệnh DirectX
DirectX có mặt trên hầu hết các máy tính chạy hệ điều hành Windows; nó được Microsoft phát triển nhằm kết nối tới thư viện chứa các trò chơi, ứng dụng, đồ họa 3D, video, hình ảnh, âm thanh… trên nền tảng của hãng.
Xem cấu hình laptop, máy tính bằng lệnh DirectX sẽ giúp bạn nắm bắt được rất nhiều thông tin về RAM, BIOS, card đồ họa… Cách coi cấu hình máy tính laptop bằng DirectX thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để khởi động cửa sổ Run > Gõ dxdiag vào ô Open > OK
Bước 2: Trên cửa sổ DirectX Diagnostic Tool, bạn có thể xem được rất nhiều thông tin liên quan đến cấu hình máy tính ở các tab:
- Tab System: Thông tin cấu hình tổng thể của laptop
- Tab Display: Hiển thị thông tin màn hình máy tính
- Tab Sound: Hiển thị thông tin về thiết bị âm thanh của máy tính
- Tab Input: Thông báo thông tin về thiết bị nhập liệu (Chuột, bàn phím…)
5. Kiểm tra thông số máy tính, laptop bằng lệnh msinfo32
msinfo32 là lệnh dùng để thu thập các thông tin liên quan đến máy tính, đồng thời hiển thị chế độ xem toàn diện về cấu hình hệ thống, phần cứng, phần mềm. Người dùng muốn kiểm tra cấu hình máy tính hoàn toàn có thể sử dụng lệnh msinfo32 để biết chi tiết các thông số.
Cách kiểm tra thông số máy tính bằng lệnh msinfo32 như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run > gõ msinfo32 vào hộp thoại Open > OK (hoặc Enter)
Bước 2: Cửa sổ System Information sẽ hiển thị. Tại đây bạn có thể coi được rất nhiều thông tin của hệ thống, như: Tên hệ thống, tên hệ điều hành Windows, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý… muốn kiểm tra các thông số RAM, bạn kéo xuống phía dưới là có.
Ngoài thông tin cấu hình ở mục Hardware Resources, bạn còn có thể kiểm tra rất nhiều thông tin khác ở các mục liên quan, như:
- Hardware Resources: kiểm tra phần cứng máy tính
- Components: Kiểm tra thông tin về các thiết bị ngoại vi
- Software Environments: Kiểm tra thông tin về phần mềm máy tính
6. Dùng phần mềm CPU-Z để check xem cấu hình máy tính
CPU-Z được thiết kế cho hệ điều hành Windows và Android. Phần mềm này được sử dụng để thu thập thông tin về các linh kiện phần cứng có trong máy tính. Sử dụng CPU-Z cũng là một trong những cách xem cấu hình laptop được nhiều người áp dụng bởi thông tin chi tiết và thao tác nhanh chóng, cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn truy cập Vào Đây để tải và cài đặt phần mềm CPU-Z về máy
Bước 2: Sau khi cài đặt thành công, trên giao diện của CPU-Z sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin liên quan đến máy tính. Các thông tin được phân bổ khoa học ở các tab:
- CPU: Cung cấp thông tin về CPU máy tính
- Caches: Cung cấp thông tin liên quan đến bộ nhớ đệm của CPU (Bộ nhớ Cache L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng mạnh)
- Mainboard: Cung cấp các thông tin về: Hãng sản xuất, phiên bản BIOS, Model…
- Memory: Cung cấp thông tin về bộ nhớ RAM
- SPD: Cung cấp thông tin về các khe cắm RAM trên máy tính
- Graphics: Cung cấp thông tin về Card đồ họa máy tính
- About: Cung cấp thông tin về phiên bản CPU-Z mà bạn đang sử dụng
- Bench: Kiểm tra sức mạnh của CPU khi chạy ở các chế độ khác nhau
Trên đây là những cách check cấu hình máy tính được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Sau khi kiểm tra bạn sẽ biết được cấu hình máy tính của mình đang ở mức độ nào, có cần thiết phải nâng cấp hay không, từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.
Còn bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến cách kiểm tra cấu hình máy tính, các bạn để lại bình luận bên dưới để được FPT Telecom giải đáp chi tiết. Chúc các bạn thao tác thành công!